CÂU HỎI THƯỜNG GẶP
Sử dụng Ứng dụng KAAP ngay tại website:
CÂU HỎI THƯỜNG GẶP
Hen là một bệnh mạn tính của đường dẫn khí ở phổi. Các triệu chứng của nó gây ra bởi hiện tượng viêm, làm cho đường thở trở nên đỏ, phù nề, hẹp hơn và quá nhạy cảm với kích thích. Điều này dẫn đến các đợt tái phát của khò khè, khó thở, tức ngực và ho.
Mức độ nặng của bệnh sẽ thay đổi theo thời gian, tùy cá nhân. Hầu hết mỗi người bị hen đều có những ngày có triệu chứng và ngày không triệu chứng tùy mức độ kiểm soát bệnh.
Theo một báo cáo Hiệp hội Hen và Dị ứng Hoa Kỳ (AAFA - Asthma and Allergy Foundation of America), trẻ em trai có nguy cơ mắc hen cao hơn trẻ nữ, 8,4% ở bé trai và 5,5% ở trẻ nữ. Nhưng khi trưởng thành, nữ lại có nguy cơ bị hen cao hơn nam với tỉ lệ lần lượt là 9,8% so với 6,1%. Do đó, phụ nữ có nguy cơ chết vì hen cao hơn nam giới.
Khẩu trang vải là loại khẩu trang có thể giúp giảm nguy cơ lây nhiễm mầm bệnh hô hấp nhưng tiết kiệm chi phí và có thể tái sử dụng. Hãy cùng tìm hiểu cách để sử dụng chúng qua video tại đây.
Mọi người thường nghĩ là lông thú vật là yếu tố khởi phát cơn hen, nhưng thật sự bạn có thể bị dị ứng với bất cứ thành phần protein nào liên quan đến lông thú cưng như lông, nước bọt, nước tiểu (bám trên lông) hoặc thậm chí các phân tử mịn bám trên lông chúng, được gọi là “bụi lông”.
Có nhiều loại thú nuôi có thể khởi phát triệu chứng hen dị ứng như mèo, chó, ngựa, thỏ, chuột, và cả chim nữa. Trẻ có thể dị ứng với 1 hoặc nhiều loại.
Ngoài ra, việc dị ứng thú nuôi có thể xuất hiện ở bất cứ độ tuổi nào. Thậm chí, có thể lúc nhỏ bạn hoàn toàn bình thường khi tiếp xúc với loại thú nuôi đó thì lớn lên bạn vẫn có thể dị ứng với nó.
Việc lựa chọn các động vật không rụng lông như cá, ếch, rùa, và thằn lằn có thể là lựa chọn ít nguy cơ dị ứng hơn.
Tuy nhiên, nếu trẻ vẫn muốn nuôi các loài động vật có lông như chó và mèo thì phụ huynh hãy đưa trẻ đến khám bác sĩ chuyên về dị ứng để được cho lời khuyên cụ thể và thực hiện các xét nghiệm cần thiết như xét nghiệm dị ứng.
Thứ nhất, câu trả lời là chắc chắn ĐƯỢC. Mặc dù một số hoạt động này có thể gây ra các triệu chứng hen nhưng hiếm khi nghe bệnh nhi hoặc thân nhân than phiền khi trẻ đến khám bệnh. Nếu trẻ xuất hiện triệu chứng hen do hoạt động thể lực thì ho và khó thở thường gặp nhất, kế đến là đau nặng ngực. Khò khè ít gặp hơn. Do đó, trẻ em hen có thể tham gia một số hoạt động ít yêu cầu về sự gắng sức tùy theo tình trạng sức khỏe cụ thể riêng của mỗi trẻ. Phụ huynh nên tham khảo ý kiến chuyên gia khi lựa chọn môn thể thao phù hợp cho con.
Đa số các chuyên gia về hen đều cho rằng bơi lội là môn thể thao tốt nhất cho trẻ bị hen. Tuy nhiên, cần lưu ý nhiệt độ lạnh và hóa chất dùng khử khuẩn trong bể bơi có thể khởi phát cơn hen của trẻ. Vì vậy, an toàn nhất là trẻ nên bơi lội trong nước ấm, sạch và không dùng hóa chất. Ngoài ra, các môn thể thao khác như: đi bộ, trượt ván, bóng rổ, bóng đá (ở vị trí thủ môn), đạp xe, tập gym, võ thuật judo, ...
Bạn có thể tham khảo qua video hướng dẫn cách sử dụng thuốc hen dạng bình xịt định liều (MDI) qua buồng đệm có mặt nạ tại đây.
Bạn hãy thử các bước sau nếu sau đã cài đặt ứng dụng KAAP trên điện thoại nhưng bạn không thể mở ứng dụng lên.
Bước 1: Kiểm tra đường truyền, đảm bảo điện thoại đang có kết nối internet đầy đủ.
Bước 2: Khởi động lại điện thoại và kiểm tra cập nhật ứng dụng KAAP.
Cập nhật ứng dụng:
Mở CH Play với hệ điều hành Android hoặc App Store với hệ điều hành iOS.
Ở trên cùng bên phải, hãy nhấn vào biểu tượng hồ sơ.
Nhấn vào Quản lý các ứng dụng và thiết bị.
Trong phần "Có bản cập nhật", hãy chọn cập nhật ứng dụng KAAP.
Bước 3: Sau khi thử những bước trên, nếu ứng dụng vẫn chưa hoạt động hãy liên hệ với đội ngũ phát triển ứng dụng qua Fanpage Kid Asthma Action Plan.
Liên hệ với chúng tôi qua kidasthmaactionplan@gmail.com
hoặc qua Fanpage Kid Asthma Action Plan